KHI TRẺ EM LÀM THƠ...
Ngân Đỗ có “hai ả tố nga” đầu lòng. Xuân
Mai là chị, Anh Thư là em. Trong số những điểm tương đồng về sở thích và sở trường
về nghệ thuật của các con, Ngân Đỗ thấy có sự trùng hợp: hai đứa đều làm thơ từ
nhỏ. Xin kể ra đây câu chuyện và những bài thơ đầu tay của các cháu.
Câu chuyện thứ nhất: Xuân Mai làm thơ
Hồi
bốn tuổi, có lần Xuân Mai nói:
- Mẹ
ơi, con làm bài thơ, con đọc mẹ nghe nhé:
CON MÈO NHÀ EM
Chú
mèo xinh xinh
Như
nàng công chúa
Đuôi
mềm tay múa
Dạo
chơi trong vườn
Hái
hoa bắt bướm
Hoa
nở nụ cười
Nụ
chúm chím môi
Mèo
vui như Tết
Chào
ông mặt trời…
Vì chưa biết chữ, Xuân Mai vừa nghĩ vừa đọc, nhưng đọc như liền một mạch kiểu “xuất
khẩu thành chương”. Đọc xong, Xuân Mai hỏi:
- Mẹ
ơi, con làm bài thơ có hay không hả mẹ?
Nhìn
gương mặt thơ ngây của con, mẹ Ngân thấy rất vui, vì con mình lần đầu làm thơ,
nghe cũng ổn ổn. Tuy vậy, mẹ vẫn cười và bảo:
- Mẹ
nghe bài thơ, mẹ thấy hình như con yêu Mimi nhà mình lắm thì phải?
-
Vâng, con yêu Mimi nhất, à không, con yêu mẹ nhất, nhưng con cũng yêu Mimi nhất
mẹ ạ!
- Vậy
à? Thế đố con biết Mimi nhà mình là con gái hay con trai?
-
Con gái ạ! – Xuân Mai nhanh nhảu đáp.
- Thế
mà trong bài thơ, mẹ thấy con đọc là “Chú mèo xinh xinh/Như nàng công chúa”.
Con có phát hiện điều gì không?
-
À, con nghĩ ra rồi, để con sửa thành: “Cô mèo xinh xinh/Như nàng công chúa”, được
chưa hả mẹ, cô thì như công chúa là đúng mẹ nhỉ?
- Ừ,
đúng rồi, vậy mẹ cũng chẳng nghĩ ra cách sửa như thế đâu, con gái mẹ làm bài
thơ này, mẹ rất thích.
Từ
hôm đó, mẹ Ngân thường tranh thủ lúc rảnh để đưa Xuân Mai đi dạo trên xe máy,
khi thì ở triền đê, khi thì cánh đồng làng... Hai mẹ con đối nhau tìm từ ngữ,
tìm tứ thơ, xây dựng hình ảnh. Nhiều lúc, Xuân Mai có những phát hiện làm mẹ
Ngân bất ngờ, và tất nhiên là rất vui…
……………………..
Câu chuyện thứ hai: Những bài thơ của
Anh Thư
Chuyện
về bài thơ của Xuân Mai được mẹ Ngân kể lại Anh Thư nghe. Lúc đó đã gần 22h, ngày
Tết dương lịch. Hồi đó, Anh Thư năm tuổi. Nghe xong, Anh Thư nằng nặc:
- Mẹ
ơi, con cũng muốn làm thơ, nhưng con không biết viết. Hay con đọc rồi mẹ viết hộ
con với nhé!
- Mẹ
bận lắm, hay để bố viết cho con!
-
Thôi, mẹ viết hộ con một lúc thôi, chứ hôm nọ con thấy bố viết làm hỏng cả bài
của con.
Mẹ
Ngân ngạc nhiên:
-
Con nhờ bố viết hồi nào? Sao con biết là bố viết hỏng?
-
Hôm mẹ vắng nhà, con đọc cho bố viết nhưng mà bố viết không đúng ý con, con đếm
chữ con biết mà.
Rồi
Anh Thư nằn nì:
-
Đi mà mẹ, con không muốn mẹ khen một mình chị đâu!
Hôm
đó, mặc dù rất bận, nhưng trước hứng thú của con gái, mẹ không thể chối từ.
Cách
mà Anh Thư làm thơ như sau:
Trước
hết, bé nhìn nhanh xung quanh để tìm đề tài. Toàn những đề tài gần gũi, như những
vật dụng trong nhà, hình ảnh sân, vườn nhà… Sau đó, bé đặt nhan đề rồi vừa nghĩ
vừa đọc. Đúng là lúc có cảm hứng, giống ý như chị: nghĩ rất nhanh và đọc gần như
liền mạch. Đôi lúc, bé cũng dừng lại vài giây để tìm từ, còn có cả sự lựa chọn
từ ngữ để tránh lặp trong bài và giữa các bài.
Khi
làm bài EM VẼ, Anh Thư đọc câu thứ nhất: “Em vẽ bức tranh”, mẹ Ngân thấy sốt ruột
vì lo công việc còn chất chồng, muốn giục cho nhanh, liền gợi ý:
-
Em vẽ vào đâu, trên tờ giấy trắng à?
Bé gạt
nhanh:
- Mẹ
đừng nói để con còn sáng tác, mà mẹ nói câu này con nghe quen lắm, cứ như kiểu
bài “Em vẽ Bác Hồ trên tờ giấy trắng” ấy!
Buồn
cười quá, nó giỏi hơn mình tưởng!
Bé
sáng tác 11 bài thơ trong vòng già nửa tiếng đồng hồ! Như thể chạy đua với thời
gian vì biết mẹ rất bận.
Mẹ
Ngân giục:
-
Con của mẹ làm được nhiều thơ quá. Con giữ tờ giấy này lại để sau này con biết
đọc còn đọc và nhớ bài thơ của mình làm nhé! Bây giờ thì đi ngủ thôi, ông tuần
đường đi tuần rồi đấy!
(Ông
tuần đường là một nhân vật trong một câu chuyện do mẹ Ngân tự chế để dọa con.
Ông có đặc điểm là vào buổi trưa và khoảng chín mười giờ đêm thường đi
tuần ở đường. Ông rất yêu thương trẻ con, đứa nào ngoan, ông yêu và thường phù
hộ cho thông minh, mạnh khỏe, đứa nào hư thì ông bắt bỏ vào bao để cho ngáo ộp
ăn thịt. Anh Thư thường ngủ đúng giờ vì nghe lời ông tuần đường.)
Nghe
vậy, Anh Thư bảo:
- Con
làm thơ giỏi lắm, con không muốn một mình chị giỏi đâu. Sau này con lớn, mẹ
đóng cho con một quyển thơ thật đẹp để con viết. Ngày mai mẹ đăng lên máy tính
có cả hình ảnh mẹ nhé!
Dỗ
mãi bé mới đi ngủ, vì đang hăng làm thơ mà!
Sau
đây là những bài thơ Anh Thư làm trong khoảng già nửa tiếng đêm hôm đó:
Bài 1: MÙA XUÂN
Đóa
hoa trên cành
Rung
rinh hé cười
A xuân
về rồi
Thật
vui bạn nhỉ.
Mùa
xuân đẹp thế
Vui
quá là vui
Bé
càng xinh tươi
Hôm
nay đẹp trời
Hái
hoa tặng mẹ.
Bài
2: CON MÈO NHÀ EM
Con
mèo nhà em
Tròn
xoe đôi mắt
Hôm
nay ngày Tết
Chú
chuột gian tà
Thấy
mèo xô tới
Chạy
luôn vào nhà
Thế
mà không kịp
Mèo
ta vồ liền
Em
khen mèo giỏi
Tặng
cho nơ xinh.
Bài
3: HOA CÚC MÙA XUÂN
Hôm
nay hoa nở
Rực
rỡ dưới trời
Màu
hoa vàng tươi
Đẹp
như váy bé.
Nụ
hoa vừa hé
Ong
bướm đến chơi
Khu
vườn đẹp đẽ
Rộn
ràng tươi vui.
Bài
4: SÂN CHƠI CỦA BÉ
Ra
sân bé chơi
Thấy
lá vàng rơi
Cùng
đi nhặt lá
Bỏ
vào thùng rác
Các
nơi đều sạch
Không
khí trong lành
Giúp bé học hành
Chăm ngoan giỏi giắn.
Bài 5: KHU
VƯỜN CỦA BÉ
Các loài hoa đều đẹp
Bé thích nhất hoa hồng
Màu đỏ mượt như
nhung
Như nụ cười của bé.
Khu vườn em đẹp đẽ
Có tuy-líp tươi cười
Có ong bướm dạo chơi
Đừng hái hoa bạn nhé
Giữ vườn cho sạch sẽ
Không ô nhiễm môi trường.
Bài 6: BÀN
HỌC CỦA EM
Mẹ mua cho bàn học
Em không làm bẩn đâu
Không để đồ bừa bãi
Giữ bàn để học hành.
Hàng ngày em vẽ tranh
Tập tô màu, viết chữ
Mẹ khen em giỏi quá
Em vui ơi là vui!
Bài 7: ĐÔI
GIÀY ĐẸP XINH
Mẹ đi siêu thị
Mua đôi giày xinh
Như hoa hồng đỏ
Có con Kit-ty
Đang cười với bé
Ôi sao thích thế
Giữ cho sạch sẽ
Giày xinh mẹ cho.
Bài 8: MÁI TÓC CỦA EM
Mái tóc của em
Dài như tóc mẹ
Thơm tho sạch sẽ
Óng mượt như tơ.
Mẹ tết sam nơ
Đẹp như hoa bướm.
Mẹ em giỏi lắm
Cho em tóc mềm
Cô khen em xinh
Em cười: “Giống mẹ!”
Bài 9: EM
VẼ
Em vẽ bức tranh
Có đồng lúa chín
Có dòng sông xanh
Mặt trời lung linh
Tỏa muôn tia nắng
Có con cò trắng
Đang bay ngang trời
Tiếng ai đang cười
Rộn ràng mùa gặt.
Bài 10: BỐ LÀM THỢ MỘC
Bố làm thợ mộc
Thật là khéo tay
Tủ giường bàn ghế
Đều đẹp đều ngay
Nghề làm thợ mộc
Bận lắm chị ơi
Chúng mình ngoan ngoãn
Cho bố vui cười.
Bài 11: CHIẾC
VÁY CỦA EM
Chiếc váy đẹp xinh
Lung linh sắc thắm
Hôm nào bé mặc
Cũng đẹp như hoa.
Bé thích lắm cơ
Mỉm cười tươi tắn
Môi hồng má thắm
Như hoa dịu dàng
Chiếc váy hồng đỏ
Thật là đáng yêu.
Thế
đấy, giống như người lớn, khi trẻ em làm thơ thì cảm xúc phải được đặt lên hàng
đầu. Vậy đâu là điểm khác biệt giữa thơ của trẻ em và thơ của người lớn viết
cho thiếu nhi?
Trẻ
em thường làm thơ thật hồn nhiên với những đề tài gần gũi. Những từ ngữ, hình ảnh
nhiều khi chưa thật trau chuốt nhưng cái nét hồn nhiên thì không phải người lớn
nào cũng bắt chước được. Những nhận thức về lễ nghĩa, phép tắc, ứng xử với tự
nhiên, môi trường, những tình cảm với người, với vật cứ thế hiển hiện thật tự
nhiên trên câu chữ.
Thơ
người lớn viết cho thiếu nhi không phải không có những bài hay và hồn nhiên. Đấy
là trường hợp của những nhà thơ có tài viết cho thiếu nhi (do rất nhiều yếu tố
để làm nên cái tài đó - ở đây chưa bàn đến). Tuy nhiên, hầu như khi viết cho
thiếu nhi, người lớn thường lồng ghép, hoặc áp đặt những bài học mang ý nghĩa
giáo dục đạo đức (đây là một trong những chức năng cần có của văn học) nhưng vì
lồng ghép một cách cố ý, và có thể kém tài, nên thơ thường mất đi cái vẻ hồn
nhiên, nhiều khi còn có vẻ gượng ép. Ngân Đỗ đã có lần gặp những bài thơ như thế,
thấy nó già dặn quá, không có được cái “thần” của tâm hồn thiếu nhi.
Nói
vậy thôi, chứ Ngân Đỗ chưa bao giờ viết được một câu thơ nào cho thiếu nhi và
cho cả chính con mình!