THƠ HAI-KƯ(1)
I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA
THƠ HAI-KƯ
Nói đến Nhật Bản, người ta thường nghĩ đến một trong những cường quốc Châu
Á và thế giới hiện đại. Không chỉ thế, Nhật Bản còn có một nền văn học rất phát
triển và đạt được nhiều thành tựu. Nếu dân tộc Việt Nam tự hào
với thể thơ lục bát, người Trung Quốc tự hào vì có thơ Đường,... thì người Nhật
Bản lại tự hào vì có thơ hai-kư, một trong những thể thơ độc đáo trên Thế giới.
Thơ
hai-kư bắt đầu hình thành từ thế kỉ XVI và đạt đỉnh cao ở thế kỉ XVII. Là thể
thơ ngắn nhất thế giới, thơ hai-kư thường có 17 âm tiết (có thể ngắn hoặc dài hơn
một chút), được ngắt làm 3 dòng (5-7-5). Ba dòng trong bài thơ hai-kư có các
chức năng khác nhau:
-
Dòng thứ nhất: giới thiệu
-
Dòng thứ hai: tiếp tục ý trên và chuẩn bị cho dòng thứ ba
-
Dòng thứ ba: kết lại tứ thơ, nhưng không bao giờ rõ ràng, đủ ý mà phải mở ra
những suy tư, những dư vị cảm xúc trong lòng người đọc theo kiểu cam dư chi vị, huyền ngoại chi âm (vị
ngọt sau khi ăn, tiếng ngân ngoài dây đàn).
Lấy đề tài là khoảnh khắc của cảnh vật cùng
những khoảnh khắc đỉnh điểm của cảm xúc, thơ hai-kư thường miêu tả thiên nhiên
theo mùa (quý đề), sử dụng những từ miêu tả thiên nhiên của mùa (quý ngữ). Vì
vậy, khi thơ hai-kư lướt qua tâm hồn, người đọc như được chạm vào thiên nhiên,
đắm mình trong hơi thở của mùa. Thiên nhiên trong thơ hai-kư thường là những
cảnh vật bình dị, những vật nhỏ bé, dễ bị lãng quên: một tiếng chim quyên, một
tiếng ve ngâm, một làn tóc rối, một cánh quạ chiều, một con ếch nhỏ, một chú
khỉ con, một bông hoa dại… Thơ hai-kư thấm đẫm tinh thần Thiền tông và văn hóa
phương Đông (con người và vạn vật nằm trong mối quan hệ khăng khít với
một cái nhìn nhất thể hóa, những hiện tượng của tự nhiên có sự tương giao và
chuyển hoá lẫn nhau).
Về cảm thức thẩm mĩ, thơ hai-kư đề
cao cái Vắng lặng, Đơn sơ, U huyền, Mềm mại, Nhẹ nhàng. Ngôn ngữ thơ hai-kư hàm súc, thiên về gợi, không có chỗ cho những từ hoa mỹ phù phiếm. Cái đẹp của thể
thơ nhẹ nhàng đơn sơ này là cách nó nắm bắt tố chất của sự vật trong một vài từ.
Sức mạnh của thể thơ nhỏ nhắn, mong manh này ở cách nó khơi gợi, đánh thức liên
tưởng nơi tâm hồn ta. Để tạo nên điều đó, thơ hai-kư sử dụng thi pháp
“chân không”: tạo những mảng trắng, khoảng trống trong bài thơ như một phương
tiện làm nổi bật ý nghĩa của bài thơ; dưới sự liên tưởng đa chiều của người
đọc, các lớp ý nghĩa có thể hiện lên rất phong phú.
II. GIỚI THIỆU MỘT SỐ BÀI THƠ
HAI-KƯ CỦA
NHẬT BẢN
Là quê hương của thơ hai-kư, Nhật Bản có nhiều thi sĩ làm thơ
hai-kư tài năng như Y.Bu-son (1716-1783), K.Ít-sa (1763-1827), M.Si-ki
(1867-1902)… Song, trong số rất nhiều thi sĩ làm thơ hai-cư, Ma-su-ô
Ba-sô (1644-1694) được đánh giá là bậc thầy.
M. Ba-sô là một thi sĩ hành hương danh tiếng của Nhật Bản. Ông sinh ra
trong một gia đình võ sĩ cấp thấp ở quê hương U-ê-nô, xứ I-ga (nay là
tỉnh Mi-ê). Năm 28 tuổi,
ông chuyển đến kinh đô Ê-đô sinh sống và làm thơ Hai-cư, bút hiệu là Ba-sô (Ba
Tiêu), nghĩa là Cây chuối (vì ông rất yêu loại cây này) . Là con người tài
hoa, ưa lãng du, trong 10 năm cuối đời, ông du hành hầu khắp đất nước. Dấu ấn
đó đọng lại trong các tác phẩm của ông: Phơi thân đồng nội (1685), Đoản
văn trong đãy (1688), Cánh đồng hoang (1689), Áo tơi cho khỉ
(1691), Lối lên miền Ô-ku (1689)...
Sau
đây là một số bài thơ của M. Ba-sô:
Bài 1
Đất khách mười
mùa sương
về thăm quê
ngoảnh lại
Ê-đô là cố
hương.
Bài thơ ghi lại sự thực về
cuộc đời nhiều biến đổi, lãng du của Ba-sô. Ông quê ở Mi-ê, lên Ê-đô (Tô-ki-ô)
ở được 10 năm rồi trở về thăm lại quê (lúc này, nhà thơ khoảng 38 tuổi). Đây
cũng là hoàn cảnh của nhiều tác giả, trở thành đề tài trong thơ (bài Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương,
bài Trở lại An Nhơn của Chế Lan
Viên...)(2) song,
bài thơ không đi theo lối mòn để ghi lại những cảm xúc bồi hồi, buồn vui lẫn
lộn khi về quê cũ mà lại là một khoảnh khắc tâm trạng thật bất ngờ. Khoảnh khắc
ấy được biểu hiện ở câu thứ ba, câu dồn tụ ý tưởng toàn bài thơ:
Ê-đô là cố hương
Cố hương, tức là quê cũ, là nơi từng gắn bó máu
thịt với con người. Khi nhà thơ viết Ê-đô là cố hương tức là Ê-đô, mảnh
đất nơi mình gắn bó suốt mười năm xa quê hương, nay đã trở thành nơi gắn bó máu
thịt trong lòng, là quê hương thứ hai vô cùng thân thiết. Vì thế, bài thơ gợi
tình cảm tha thiết, chân thành với miền đất từng gắn bó.
Khi xưa, Giả Đảo cũng từng viết ý này:
ĐỘ TANG
CÀN
Khách
xá Tinh Châu dĩ thập sương
Quy
tâm nhật dạ ức Hàm Dương
Vô
tang cánh độ Tang Càn thủy
Khước
vọng Tinh Châu thị cố hương.
(Làm quan ở đất khách Tinh Châu đã mười năm
Ngày đêm nhớ quê Hàm Dương muốn trở về
Không dưng lại vượt qua sông Tang Càn
Ngoảnh lại Tinh Châu, thấy đó như quê hương
mình.)
Những tưởng bài thơ tứ tuyệt của Giả Đảo đã rất
cô đọng rồi. Nhưng khi đọc đến bài thơ hai-kư cuả M.Ba-sô mới thấy bài thơ của
Giả Đảo còn nhiều từ thừa thãi: những lời dẫn giải, những địa danh..., mà trong
thơ thì kị nhất là ý thiểu từ phí (ý
ít lời nhiều). Bài thơ hai-kư của M.Ba-sô mới thật là súc tích, nó chỉ chắt lọc
lấy cái hay nhất của bài Độ Tang Càn:
tứ thơ.
Sau này, trong bài thơ Tiếng hát con tàu, nhà thơ Chế Lan Viên cũng viết: “Khi ta ở chỉ
là nơi đất ở/ Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn”. Vì thế, có thể nói: bài thơ
của M.Ba-sô đã gợi được sự đồng điệu, là tiếng nói chung của bao người xa quê
khi gắn bó với quê hương thứ hai, nơi
đã cưu mang mình khi xa nơi cắt rốn chôn
rau.
Bài 2
Chim đỗ quyên
hót
ở Kinh đô
mà nhớ Kinh đô.
Bài thơ là nỗi niềm hoài
cảm về kinh đô Ki-ô-tô đẹp đẽ đầy kỉ niệm. M.Ba-sô ở kinh đô Ki-ô-tô từ thời
trẻ (1666-1672), tức là từ khi 22 tuổi đến 28 tuổi, sau đó, ông lên Ê-đô. Hai
mươi năm sau, về cuối đời, ông trở lại, nghe tiếng chim đỗ quyên hót mà viết nên
bài thơ này.
Quý ngữ chim
đỗ quyên (chim tu hú) là dấu hiệu của mùa hè. Trong văn học Trung Quốc,
chim đỗ quyên gắn liền với điển tích Thục đế bị mất nước. Ở Nhật Bản, chim đỗ
quyên được gọi là hô-tô-tô-ghi-su, là loài chim rất nổi tiếng trong thơ hai-kư.
Loài chim này thường kêu vào đầu hè. Nó không hót khi trời đẹp mà thường hót
vào xẩm tối, vào đêm trăng hay khi trời mưa...với tiếng kêu rất thê thiết. Vì
thế, tiếng chim đỗ quyên còn được dùng với nghĩa thương tiếc thời gian, và đặc
biệt thể hiện nỗi buồn và sự vô thường. Trở về Kinh đô sau hai mươi năm xa
cách, M.Ba-sô nghe tiếng chim đỗ quyên hót ở
Kinh đô nay (hiện tại) mà nhớ về Kinh đô xưa (quá khứ):
Chim đỗ quyên hót
ở Kinh đô
mà nhớ Kinh đô.
Chủ thể của bài thơ bị xóa mờ. Ở giữa Kinh đô ngày nay mà nhớ về Kinh đô
ngày xưa, một Kinh đô đầy kỉ niệm, một Kinh đô đã vĩnh viễn qua rồi! Với nghĩa
đó, bài thơ là nỗi niềm hoài cổ, gợi nhiều tâm trạng: bâng khuâng, nhớ tiếc, có
gì đó như chua xót nữa! Cái thời đã qua của Kinh đô cũng là cái thời đã qua của
một kiếp con người, những cái đã qua ấy không lấy lại được. Đó là cái nhìn đầy
biện chứng. Vì thế, âm thanh trong bài thơ gợi nhiều dư âm. Tiếng chim đỗ quyên
hót hay tiếng lòng người đang thổn thức bâng khuâng trong nỗi nhớ tiếc thời
gian? Hay cả tiếng chim và tiếng người? Điều ấy thật mơ hồ, mang đặc trưng của
thơ hai-kư, tạo dư vị đầy ám
ảnh cho bài thơ.
Bài 3
Lệ trào nóng hổi
Tan trên tay tóc mẹ
Làn sương thu.
Bài thơ này được viết trong một hoàn cảnh tâm lí đặc biệt. Năm M.Ba-sô 40
tuổi, ông du hành đến vùng Ka-sai, nơi gần nhà, nên đã ghé về thăm quê, mới
biết mẹ đã mất. Người anh đưa cho ông mớ tóc bạc của mẹ...
Trong bài thơ, hiện thực đó được Ba-sô nhắc tới. Hình ảnh mái tóc của mẹ vô cùng gợi cảm. Nó chính là di vật của người mẹ đã mất, là biểu tượng cho cuộc
đời vất vả một nắng hai sương của người mẹ, gợi những hao mòn của cuộc đời mẹ
theo năm tháng ngóng tin con...
Vẻ đẹp của bài thơ còn ở chỗ cách diễn đạt của
tác giả đã gợi lên trường liên tưởng trong lòng người đọc. Quý ngữ: làn sương thu tạo nên
một hình ảnh đa nghĩa: Giọt lệ như sương thu? Tóc
mẹ như làn sương thu? Đời người như làn sương - ngắn ngủi, vô thường? ... Cụm
từ tan trên tay cũng có thể gắn với
các đối tượng (chủ thể) khác nhau: dòng lệ nóng hổi tan trên tay (khi con ôm
mặt khóc mẹ)? Hay tóc mẹ như tan trên tay con vì nó được nhìn qua đôi mắt nhòe
ướt bởi lệ trào? Hình ảnh dòng lệ trào
nóng hổi gợi lên nỗi xót xa, đau đớn
vì mất mẹ. Nó là dòng lệ tức tưởi, bàng
hoàng thể hiện tình con với mẹ thương yêu. Tình mẫu tử ở đây được thể hiện cô
đọng mà xúc động đến nhường nào!
Bài 4
Từ bốn phương trời xa
Hoa anh đào lả tả
Gợn sóng hồ Bi-wa.
Dựa vào quý ngữ hoa anh đào, người đọc phát hiện bài thơ miêu tả mùa xuân. Cảnh mùa
xuân được vẽ lên từ muôn ngàn cánh hoa đào như từ bốn phương trời xa về hội tụ quanh
hồ Bi-wa, dệt tấm lụa hồng trang điểm cho cảnh hồ, rồi rụng lả tả làm mặt hồ gợn
sóng. Bài thơ không nói đến gió nhưng người đọc vẫn liên tưởng tới những làn
gió nhè nhẹ của mùa xuân đang giỡn trên những cánh hoa anh đào đủ làm hoa rơi
lả tả, bay theo gió, đậu xuống mặt hồ, làm sóng hồ lăn tăn. Hơn nữa, hồ Bi-wa
là hồ lớn nhất của Nhật Bản, giống hình cây đàn tì bà, rất đẹp. Những cánh hoa
anh đào nhẹ nhàng đậu xuống mặt nước hồ giống như thiên nhiên đang khẽ dạo lên
khúc nhạc trên cây đàn tì bà khiến những sóng nhạc ngân nga loang theo sóng hồ.
Cảnh thiên nhiên giản dị, đơn sơ mà sáng đẹp, lãng
mạn. Những chuyển động thật nhẹ nhàng đã thể hiện sự tương giao của các sự vật,
hiện tượng trong vũ trụ, thấm đẫm tinh thần triết lí Thiền tông.
Thật khó có thể có được cách gợi tả hay đến thế!
III. MỜI BẠN CÙNG THỬ SÁNG
TÁC THƠ HAI-KƯ
Cho đến nay, thơ hai-kư vẫn
tiếp tục được người Nhật Bản yêu thích và sáng tác. Thể thơ này còn được nhiều
nhà thơ phương Tây tiếp thu và sáng tác thơ hai-kư bằng tiếng nước mình, trong đó có một số nhà thơ
tiêu biểu như: R.M.Ri-cơ (Đức), P.Ê-luy-a (Pháp), Ốc-ta-vi-ô Pát Tây Ban
Nha)... Ở Việt Nam, một số người cũng sáng tác thơ theo thể này. Người được
mệnh danh là Ông hoàng thơ hai-kư
Việt là nhà văn Nhật Chiêu (www.nguoiduatin.vn/ong-hoang-tho-haiku-tai-viet-nam-a49209.html).
Nhân bàn về thơ hai-kư, xin chia
sẻ mấy vần Ngân ngẫu hứng trên đường đi làm về, tập tành theo lối thơ này:
1. Sen cuối mùa
Tàn tạ
Cô phụ bên hồ.
2. Sương giăng mịt mù
Hay mắt ai nhòa lệ
Tình chia xa.
3. Xào xạc bờ tre
Thuyền lá lượn
Sóng hồ chênh chao.
Mời bạn cùng trao đổi thêm về thể thơ này. Nếu bạn có hứng thú, xin mời
cùng thử bút!
.........................
Chú thích:
(1). Thơ hai-kư, còn có tài liệu phiên âm là thơ hai-ku. Cách phiên âm là
hai-kư có lẽ do tránh sự hiểu lầm nghĩa theo âm tiếng Việt? Người viết chọn
cách phiên âm này.
(2) Bài Hồi hương ngẫu thư:
Phiên âm:
Thiếu tiểu li gia lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến bất tương
thức
Tiếu vấn: Khách tòng há xứ lai?
(Hạ Tri Chương)
Dịch thơ: Ngẫu hứng viết khi về thăm
quê
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở nơi nào đến chơi?
Bài Trở lại An Nhơn
Trở lại An Nhơn tuổi lớn rồi
Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai
Nền nhà nay dựng cơ quan mới
Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người?
(Chế Lan Viên)
Anh ghé thăm em.
Trả lờiXóaLúc đêm không còn dài mà ngày cũng chưa
kịp tới trong mênh mông của một khoảnh khắc
của muôn trùng.
chúc em ngon giấc nhé !
Hi. Anh Duy đã không quản đường xa đêm vắng để đến thăm em. Tình cảm ấy thật xúc động! Chúc anh có đêm ngọt ngào!
Xóabài rất hay
XóaMới biết ĐÔ NGÂN
Trả lờiXóaĐoc thơ NGÂN ĐÔ
Hình như giấc mộng HAI KU
Hi.
XóaAnh Hải Thăng
Đọc thơ anh
Haiku thêm chút mộng
Nhật Bổn giặc lùn
Trả lờiXóaNgắm người Nhật
Xóa đi bao nỗi lo âu
Hi. Thơ thật ngầu
XóaHaiku ở đâu
Mộng vỡ.
Há! Há! Anh xin xúy xóa bài này nhé!
XóaChớ vì bài này mà mất hứng sáng tác thơ HAI KU đấy.
Thành thật với em anh thích thể thơ này rồi đấy.
Hi. Em cũng nghĩ rằng anh có vẻ ưa phiêu lãng, pha chút ngông ngạo của kẻ sĩ ngày xưa nên anh cũng có thể hợp với thể thơ này. Em cũng mấy lần có ý định giới thiệu về thơ haiku nhưng ngại vì viết dài. Nay nhân sang anh đọc bài và thấy anh muốn tìm hiểu về thơ haiku nên em không quản ngại gì nữa, dành thời gian đánh máy và giới thiệu cùng bạn bè luôn. Chúc anh có những bài thử bút thành công nhé!
Xóa"...anh có vẻ ưa phiêu đãng" thì đúng đấy, nếu có tiền, có bạn và được phép của MẸ ĐỐP thì anh có thể lên rừng, xuống biển quanh năm. Còn "pha chút ngông ngạo của kẻ sĩ ngày xưa" thì anh xin, mọi người đọc được thì bài TỰ ĐIẾU của anh được sử dụng ngay chứ chả chờ đến năm 2050.
XóaEm giới thiệu đi anh sẽ tập. Nếu cần ta đến tận tổ chấy của thơ HAI KU Việt ở Hà Nội để xin tài liệu chứ sợ gì!
Anh cũng sẽ đăng một bài về thể thơ này trên blog, em sang xem nhé.
Chúc em thành công.
Hi. Em khen mà anh khiêm tốn chẳng chịu nhận! Có lẽ viành khiêm tốn chứ chưa chắc anh đã sợ bài "Tự điếu" kia đến thời sử dụng đâu nhỉ? Không sao, vì khiêm tốn cũng là phẩm chất tốt, mà có khi còn tốt hơn cái cá tính ngông ngạo nữa đấy chứ lị (biết đâu anh hóm thì sao nhỉ!?).
XóaHi. Vậy anh tiếp tục thử bút đi, em sẽ sang đọc!
Cái này mình đọc nhiều mà chưa thấy được cái hay trong thơ Hai Kư bạn ạ -có lẽ mình dốt quá chăng ?
Trả lờiXóaNgày mới vui vẻ nhé -Ngân Đô
Anh Minh Lê! Chưa thấy cái hay đâu chắc mình đã dốt? Thơ haiku tinh tế, mong manh lại hàm súc nên không dễ gì cảm nhận. Chưa thấy cái hay có thể do thể thơ ấy chưa hợp gu mình, khẩu khí mình. Cũng có thể do người viết chưa lột tả hết vẻ đẹp độc đáo của thể thơ này chăng? ...
XóaAnh sang thăm và trao đổi thật lòng nên em thấy rất vui. Chúc anh đêm ngọt ngào!
"Thực ra thơ Haiku không phải là thơ mới mà nó là lối thơ cổ của người Nhật Bản. "Haiku âm theo lối chữ Kanji ( gốc chữ Nho) là bài cú , có nghĩa là câu nói để trình bày . Chữ "hai" nghĩa là "bài" , trong tiếng Hán Việt có nghĩa "phường tuồng" , chữ "ku" là "cú" hay "câu". Haiku là loại thơ độc đáo , rất thịnh hành của Nhật Bản và là loại thơ ngắn nhất trên thế giới. Một bài thơ theo thể thơ Haiku có ba giòng, giòng đầu và giòng cuối mỗi giòng có năm âm, ôm lấy giòng giữa có bảy âm, có dạng 5-7-5, tổng cộng 17 âm. Tiếng Nhật Bản đa âm, nên mỗi giòng có thể có một, hai, ba chữ hay nhiều hơn. Haiku có biến thể là 5-7-6 hay 5-8-5, lên 18 âm trọn bài. Tiếng Việt đơn âm , nên mỗi chữ là một âm . Không cần vần điệu , nhưng thơ Haiku là sự kết hợp giữa màu sắc, âm thanh, tượng hình có chọn lọc. Thoạt nhìn chỉ là một bài thơ ngắn gọn, nhưng người thơ đã dẫn dắt chúng ta đi qua một khu vườn chữ nghĩa nhỏ hẹp để thênh thang bước vào một cõi tư duy vô cùng bát ngát, một chân trời sáng tạo rộng mở mà người đọc cần có một sự tưởng tượng dồi dào phong phú .
Trả lờiXóaNgày nay thơ Haiku thoáng hơn nhiều, không gò bó số chữ trong mỗi câu (tổng cộng trên dưới 17 âm hay chữ), không nhất thiết phải chấm, phết hoặc chấm phết tuỳ tiện (không cần phải ở cuối câu), không cần đặt tựa, không bắt buộc phải có từ của mùa . Chỉ giữ lại hình thức 3 câu , và được đưa vào những từ ngữ chải chuốt, những ẩn dụ của cái hữu hạn và vô hạn" ...
Tuy nhiên thơ Haiku vào Việt Nam chưa lâu, chỉ lẻ tẻ vào thập kỷ sáu mươi của thế kỷ trước và ko phổ biến nên đối với người Việt mình vẫn còn xa lạ, khác với thể thơ truyền thống cổ điển đi vào lòng người bằng con đường trực cảm của nhạc điệu và vần luật nhịp nhàng...
Bản thân anh cũng chưa cảm nhận được cái hay của thơ Haiku nên ít quan tâm. Nay thấy em đăng bài này và có kèm theo 3 bài thơ em sáng tác nên anh đọc kỹ và suy ngẫm nhiều, cũng như hình dung được phần nào tâm trạng của tác giả qua thơ... Vì vậy anh tập viết mấy câu sau ko chắc phải là thơ haiku nhưng cũng thử góp họa với em cho thêm giọng điệu nhé:
Cúc tàn Thu
Chẳng lìa cành
Tình thắm ngàn năm!...
Anh chúc em luôn vui khỏe và mọi sự tốt đẹp an lành nhé!
Dòng thơ đầu anh viết sót chữ HOA. Xin được sửa lại đầy dủ cả câu và cả bài là:
XóaHOA CÚC TÀN THU
CHẲNG LÌA CÀNH
TÌNH THẮM NGÀN NĂM!...
Cảm ơn anh đã chia sẻ thêm về thơ haiku, có đoạn anh viết rất hay. Bài thơ anh viết cũng gợi tâm trạng lắm. Chúc anh luôn vui khoẻ nhé!
Xóasang thăm đọc bài viết để tìm hiểu học hỏi khó quá
Trả lờiXóachúc vui nhé
Haz. Cảm ơn anh đã sang thăm. Ngân cũng không có ý làm khó anh đâu nha! Chúc anh luôn vui nhé!
XóaKhoản lý luận văn học thì mình dốt nên chẳng dám thử ĐN ạ
Trả lờiXóaHi. Em cũng thử cho vui thôi, chứ đâu dám sánh với những bài rất tinh tế người xưa đã viết. Chỉ mong các bậc anh chị không cười nhạo là vui rồi chị à.
XóaCó thể là lảo khó tính và đã già , nên đọc những bài dạng này khó vô đầu lắm .
XóaThơ - theo lão là phải có vần điệu như thơ truyền thống xưa nay. Vần điểu trong thơ như một chất dung môi để hòa tan ý tưởng và cảm xúc giữa thơ và người. Vần điệu êm dịu trong thơ như đôi cánh đưa ta vào mơ tưởng...
Thơ cụt ngủn ..như văn xuôi , chấm xuống hàng tùy thích , món này lão nhăn không nổi - dù biết là hay. Vả lại , thơ hiện đại hay hai kư đều nghiêng về triết lý , về nhân sinh , về khai mở , phát hiện. Nói nôm na là nó hiện cái đại!
Lão ít khi chịu khó ngồi đọc và rất lười trước những loại thơ ...bác học này.
Hi. Lão sang thăm, quan tâm và chia sẻ quan điểm rất thẳng thắn và dí dỏm, hài hước (xưa nay lão vẫn thế, đó là cá tính đáng mến của lão!). Thực ra, thơ haiku cũng khó, nó không"hiện cái đại" theo gu thẩm mĩ của lão. Trong thơ haiku, "cái đại" ẩn đi, chỉ dễ nhận ra"cái tiểu", mà lão chỉ ưa "cái đại", thoáng thấy "cái tiểu" là bỏ chạy liền ! Hihi, nếu lão kiên nhẫn vạch vòi, biết đâu lão lại nhận ra rằng: Đằng sau "cái tiểu" bề ngoài là "cái đại" mênh mông? Chúc lão vui với những"cái đại" mà lão tìm kiếm được và tiếp tục sẻ chia với bạn bè nhé!
XóaỞ bên nhau
Trả lờiXóaSao người xa vắng
Tình nhân thành cố nhân?!...
Đọc các bài thơ Haiku trên, chợt thấy hoàn cảnh và tâm trạng mình có lúc buồn như thế nên cũng võ vẽ đôi câu để tham gia về chủ đề này.
Anh chúc em đêm khỏe vui, an lành và ngủ ngon nhé!
Mây xám giăng đầy
XóaQuặn xé thét gào
Cô phụ hóa Vọng Phu.
Gửi vào sóng viễn thông
XóaTình nén căng
Đá ấm mềm lòng!
Thu mở rộng lòng
XóaĐón nhiều thiếu phụ
Tình mãi căng.
Nhãn lực tập trung điểm sáng
XóaTình đăm đăm
Xung quanh chỉ thấy tối mờ...
Vừa ra khỏi cõi mơ
XóaNgu ngơ
Tàn thu tỉnh mộng.
Cuộc đời
XóaCó thực có mơ
Yêu thương chân thật giúp ta tin đời !...
Nhớ người
XóaTa ghé nhà chơi
Chủ nhà đâu vắng không lời chào thăm!!...
Buổi trưa trăn trở dáng nằm
XóaKhông hay không biết khách thăm khi nào
Không ra hân hạnh đón chào
Gửi theo con gió ước ao gặp người!
Đọc bài bình & nhận xét thơ HAIKU - mrc có học hỏi thêm dc 1 kiểu mẫu...
Trả lờiXóaCÁM ƠN ĐN NHÉ!...
Anh sang thăm, thật vui! Chúc anh luôn dạt dào tình yêu với văn thơ nhé!
XóaRối đầu quá Ngân ơi -Học sau vậy -đi cà phê cho sảng khoái đi em -
Trả lờiXóaChúc anh cà phê tối vui vẻ nhé!
XóaCám ơn bài viết của chị. Đây là thể thơ duy nhất mà em chưa biết làm chị ạ! Vậy mà dám cảm nhận thơ Haiku mới sợ chứ...Em thích thơ này vì tính khơi gợi của nó. Ví như có 6 chữ của chú Lý Viễn giao mà em phang thoải mái....Chị vui nhé! Em sẽ còn đọc và trao đổi với chị về thơ Này choEm mở thêm cái đầu ra biết đâu lại viết được vài bài Haiku thì sao hihii
Trả lờiXóaHi. XS cứ thử viết đi. Người có năng khiếu như XS thì có gì là không thành công chứ! Chúc XS có nhiều tác phẩm có giá trị !
XóaSang đọc bài của em và hiểu thêm về thể thơ này. Dẫu rằng với cái tạng của chị thì chị chưa cảm và yêu được nó em à. Chị thấy em và anh QT đối đáp cũng ra dáng thơ Haiku lắm đó.
XóaChúc mừng hai anh em nha!
Hi. Thơ haiku cảm đã khó, sáng tác càng khó hơn. Nó khó chơi hơn các thể thơ khác nên ở Việt Nam, ít người biết đến và tìm hiểu về nó. Dẫu sao nó cũng chỉ là thể thơ ngoại, mình biết để mở mang thêm thôi, chứ những thể thơ nước mình mình quen rồi, thấy nó mượt mà đáng yêu hơn chị nhỉ!
XóaEm cũng hiểu chút ít về thơ haiku nhưng làm thơ haiku thì chỉ tập tọng thôi, có chút hơi hướng thôi, không dám gọi là những bài chuẩn chỉ được.
Chúc chị luôn vui và thành công ở những thể loại sở trường nhé!
Bận gì mà không đăng bài mới bạn NĐ ơi!
Trả lờiXóaAnh đăng bài mới của anh HT rồi đấy(Một bài hướng dẫn làm thơ HaiKu và bốn bài thơ HaiKu.
Xem xong thì ném đá hoặc khen, cấm về không(Lời của anh HT đấy)
Hi. Sang nhà các anh, em học hỏi còn chưa hết, ai tính chuyện " ném đá" chứ! Chúc các anh có nhiều bài viết hay nhé!
XóaChào banh Ngando!
Trả lờiXóaEm cho anh địa chỉ Email ghi ở chỗ nào ấy nhỉ? Sao mà anh tìm mãi không thấy.
Này nhé em yêu cầu anh bật mí - Anh đã phanh hết ra cho em biết rồi mà anh yêu cầu em bất mà em cứ lơ đi là ra răng. Chí ít cũng phải bật ra ty tý chứ.
Em bảo cùng anh làm thơ HaiKu, hứa đăng bài mà mãi không thấy đăng. Điệu này em oải rồi, anh lại một mình một ngựa phi trên đường đêm tối mù thì chết.
Chết chết anh lại là người thấp mưu rồi.
Cố lên đừng chán em ơi!
Anh Hải Thăng! Anh nói rằng những điều anh bật mí khó nói ra ở blog nên em đã chủ động cho anh địa chỉ email, sau đó ít lâu em cũng xoá đi vì nghĩ chắc anh đã nhận rồi? Em cũng chủ động gửi email cho anh rồi, như một cách gửi địa chỉ đó, chắc là anh không rõ rằng thư của ai, vì em cũng quên không nói đó là thư của mình.
XóaCòn thơ haiku thì em vẫn bổ sung trong bài ( bài 4) và trong những lời com đó thôi, anh không thèm để mắt tới, chứ ai nuốt lời để anh cưỡi ngựa một mình đâu!
Còn nếu nói là ai đó "thấp mưu" thì người đó phải là em. Anh giả đò không rõ về thơ haiku, làm em nhiệt tình cong người lân gõ phím, thế rồi sang anh lại thấy có bài anh đăng còn tỉ mỉ chi tiết hơn nhiều. Thế mới biết mình thật cả tin!
À, em nói không để anh cưỡi ngựa một mình nghĩa là sẽ có nhiều người khác cũng một mình cưỡi ngựa như anh nên không phải chỉ có mình anh cưỡi ngựa một mình,chứ em không có ý nói rằng sẽ cùng anh ngồi trên yên ngựa đâu nha, vụ này em không dám, và chính anh cũng sợ phải không nào?
Chúc anh hái được nhiều hoa thơ trên hành trình thiên lí nhé! Thân mến!
Chào Ngando!
XóaEm bảo anh bật mí về tư gia. Anh hiểu đơn thuần là địa chỉ nơi cư trú nên anh cho là khó nói. Do đó anh muốn em cho địa chỉ email và những yêu cầu "bật mí" cụ thể. Mà em gửi địa chỉ vào hòm thư nào Yahoo hay Gmail. Anh thường xuyên phải xóa thư rác gồm các thư lạ, không có nội dung hay nội dung không hợp trong quan hệ. Có lẽ anh xóa thư em đi rồi. Em gửi lại cho anh và kèm theo yêu cầu "bật mí" anh sẽ đáp ứng nếu có thể. Trước mắt em bật mí về em xem Quê em có gần quê anh không? và các tình tiết tế nhị khác có thể.
Em cứ đăng bài của em lên, biết thế nào mà hay với không hay. Em đăng lên anh sang đọc cho vui.
Còn chuyện ngựa nghẽo thì anh sợ em bỏ không làm thơ HaiKu nữa anh phải một người, một ngựa chứ có nói gì về cỡi ngựa đâu em. Mà anh em mình cùng cỡi chung ngựa càng hay chứ sao.
Còn về thơ HaiKu thì thành thật anh biết thể thơ này đã hai năm nay rồi. Nhưng chưa một lần làm thơ HaiKu. Mãi hôm nọ mới làm thử bài Yên Tử đấy và cách đây hai hôm, hưởng ứng với em anh có làm vài bài cho vui thôi mà.
Hỳ buồn cười thế nhỉ?
Thôi nhé em làm thơ HaiKu và đăng bài hưỡng dẫn lên anh em mình cùng học nhé.
Thân ái chào em: Hải Thăng
Tiếc thật. Em gửi thư vào cả yahoo và gmail, nhưng không nghĩ là anh có số lượng thư khổng lồ phải dọn mỗi ngày. Càng ngại vì em không phải là đồng hương HN của anh, em ở nhà quê thui à. Nhưng em biết vùng quê gốc của anh nên tò mò dò hỏi thôi, ai dè...anh ở tận kinh kì, nơi còn xa xôi với em vì từ nhỏ em chưa được ra khỏi chân tre bao giờ.
XóaEm cũng không biết làm thơ haiku đâu, tại vì giới thiệu và mong mọi người quan tâm thử sáng tác nên em phải có mấy bài (chắc còn dở oẹt) đấy thôi. Rất mong được học hỏi.
Thân gửi anh.
Em gửi lại cho anh đi.
XóaChiều chủ nhật
Trả lờiXóaLang thang blog
Lòng chợt buồn
Hỏi
Đỗ Ngân đâu??? ....... hiiiiiii..... có giống thơ hai-kư ko nhỉ.....
Hihi. Chào anh MRC qua chơi. Lời thơ để lại hay đấy, nhưng bỏ dòng 3 đi thì mới giống haiku vì về hình thức, nó chỉ có 3 dòng thôi à. Rất vui vì anh hưởng ứng!
Trả lờiXóa